Đặc điểm sâu bệnh hại mía thường gặp

17/05/2016

I. ĐẶC ĐIỂM

1. Bọ hung hại mía
- Đặc điểm: Bọ trưởng thành xuất hiện vào tháng 4 - 5 và sống kéo dài đến tháng 8- 9, sâu non bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nếu năm có lượng mưa đầu mùa nhỏ, sâu trưởng thành sẽ bay lên khỏi mặt đất chậm, mật độ thấp, rải rác. Mưa đầu mùa với lượng mưa lớn, sâu trưởng thành bay lên khỏi mặt đất với mật độ cao và rất tập trung. Thiệt hại tập trung vào các tháng 5 – 7 hàng năm
- Triệu chứng gây hại: Sâu ăn rễ và đục sâu vào gốc cây mía làm cây sinh trưởng yếu hoặc chết khô.

Bọ hung hại mía

 

2. Sâu đục thân mình hồng
- Đặc điểm: Mỗi năm sâu phát sinh 5-6 đợt, vòng đời 50 ngày. Sâu non phá hại vào màu mưa, khi mới nở sâu tập trung và gặm bên trong lá, sâu lớn đục vào ngọn và phá hại điểm sinh trưởng làm cho mía bị héo. Mỗi cây gây hại thường có từ 3-5 con và phát tán nhanh, di chuyển từ cây này sang cây khác.
Sâu tấn công ruộng mía từ lúc vươn lóng đến thu hoạch.
- Triệu chứng gây hại: Cây mía bị khô đọt chết từng chòm, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng mía.

Sâu đục thân hồng

 

3. Sâu dục thân mình tím
- Đặc điểm: Mỗi năm phát sinh 2-3 đợt, vòng đời 90 ngày, sâu phá hại cả mùa khô lẫn mùa mưa.
- Triệu chứng gây hại: Lá bên bị héo trước, lá đọt héo sau. Sâu đục trên mía có lóng làm cho ngọn teo tóp, trên thân có nhiều mầm nách phát triển, thân ngắn, phần ngọn chỉ còn một vài lá ngắn và nhỏ Sâu sống phân tán, trên 1 cây mía nhiều mầm nách phát triển, thân ngắn, phần ngọn chỉ còn một vài lá ngắn và nhỏ Sâu sống phân tán, trên 1 cây mía chỉ có 1 con gây hại và không di chuyển ra ngoài cho đến khi hóa nhộng thành bướm.

4.Sâu đục thân 4 vạch
- Đặc điểm: Mỗi năm phát sinh 6 đợt, vòng đời 55 ngày, sâu gây hại mía từ giai đoạn đẻ nhánh đến thu hoạch. Sâu phá hại mạnh vào mùa mưa, mật số gia tăng theo ẩm độ.
- Triệu chứng gây hại:

  • Khi mía nhỏ sâu đục chết đỉnh sinh trưởng gây héo đọt.
  • Khi mía lớn sâu đục vào các lóng gần ngọn, có thể làm khô đọt hoặc làm gãy ngang thân khi có gió.

Sâu đục thân 4 vạch

II. BIỆN PHÁP XỬ LÝ

- Trồng giống kháng, hom sạch sâu, loại bỏ lóng bị sâu đục;
- Tiêu thoát nước triệt để cho ruộng mía;
- Bón phân đúng thời điểm, bón sớm, tránh bón quá nhiều đạm làm cây mía vươn nhanh, mềm yếu dễ bị sâu tấn công, bón cân đối NPK;
- Rải thuốc hạt khi thực hiện bón lót loại thuốc Basitox hoặc Basudin 5G, 10G, rải lúc đặt hom với lượng 30kg/ha.
- Đối với tỷ lệ sâu <= 10%:
  • Thường xuyên thăm đồng theo định kỳ 5-7 ngày/lần.
  • Chặt, cắt bỏ cây, chồi bị sâu hại đem ra ngoài chôn sâu hoặc đốt.
  • Tìm cắt ổ sâu định kỳ kể từ đầu vụ mía và giữ cho ruộng luôn sạch cỏ.

- Đối với tỷ lệ sâu > 10%

Sử dụng các loại thuốc hóa học như:

  • Dùng Basudin 10H, Regent 0,3G rải vào đọt hay nách lá khi phát hiện sâu đục vào thân.
  • Diazol 10H: Rãi từ 20 đến 30 kg/ha.
Thư, bài vở, góp ý xin gửi về Phòng Kỹ thuật Nông nghiệp, Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa - Ninh Hòa.
Địa chỉ: Thôn Phước Lâm, Xã Ninh Xuân, Thị xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại: (058)3620040
Email: bhs.nh@bhs.vn